icon

“NHỮNG NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC TRONG NGÀNH HỒI SỨC CẤP CỨU & CHỐNG ĐỘC THỰC SỰ LÀ NHỮNG CON NGƯỜI TÂM HUYẾT"

Nhân dịp Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Hồi sức cấp cứu & Chống độc sẽ diễn trong 2 ngày 11 và 12 tháng 4 tới đây tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, idsMED Việt Nam đã có cuộc trao đổi cùng GS. TS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu & Chống độc Việt Nam về chuyện nghề.
Articles
08 April 2019
Country(s)
iconicon

idsMED Việt Nam: Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian chia sẻ cùng idsMED Việt Nam, bác sĩ đánh giá như thế nào về kỹ thuật trong ngành cấp cứu chống độc của Việt Nam so với thế giới?

TS Nguyễn Gia Bình: Kỹ thuật cấp cứu & chống độc của nước ta không thua kém gì so với trình độ của khu vực. Sau khi Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa, từ những năm 90, các bác sĩ đã được đào tạo nghiệp vụ tại các nước đứng đầu về chuyên môn và công nghệ y học như Pháp, Đức, Mĩ,... Trong thời gian đó, họ đã có cơ hội được làm quen, tiếp xúc và nâng cao kiến thức không chỉ về y khoa nói chung mà còn nắm chắc thêm về chuyên môn của ngành hồi sức cấp cứu và chống độc nói riêng.

idsMED Việt Nam: Bên cạnh trình độ chuyên môn của các bác sĩ thì máy móc đóng vai trò như thế nào trong công tác cấp cứu & chống độc, thưa bác sĩ?

TS Nguyễn Gia Bình: Ngành y Việt Nam ngày càng chú trong hơn trong việc trang bị và nâng cấp các thiết bị y tế. Trong thời đại khoa học, kỹ thuật phát triển, có thể nói sự hiện đại và thông minh của máy móc chính là người bạn trung thành, đem lại hiệu quả cao trong công tác hồi sức chống độc của các bác sĩ. Ví dụ, nhờ có tín hiệu đèn báo hoặc âm thanh, các bác sĩ có thể phát hiện ngay tình hình chuyển biến sức khoẻ của bệnh nhân và xử lý kịp thời các biến chứng. Bằng việc sử dụng các công cụ: máy trợ, máy thở, máy hô hấp nhân tạo, máy trợ tuần hoàn, máy lọc máu suy thân suy gan… đã giúp duy trì tối đa chức năng sống cho người bệnh, thậm chí có thể cứu được nhiều ca nhiễm trùng, nhiễm độc nặng mà trước kia nếu xảy ra thường sẽ dẫn tới tử vong.

idsMED Việt Nam: Bác sĩ có thể chia sẻ những khó khăn hiện nay của chuyên ngành Hồi sức cấp cứu & Chống độc?

TS Nguyễn Gia Bình: Có rất nhiều khó khăn mà anh chị em làm trong ngành đang phải đối mặt hàng ngày, tôi chỉ nêu 2 khó khăn điển hình. Khó khăn điển hình đầu tiên là sự thiết hụt về nhân sự và chất lượng đội ngũ. Hiện nay số lượng bác sĩ và nhân viên điều dưỡng của khoa hồi sức chống động tại các bệnh viện không nhiều nhưng số lượng bệnh nhân nhập viện trong tình trạng quá tải. Tình trạng này dẫn đến việc không đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu người bệnh, đồng thời làm tăng nguy cơ lây nhiễm cao trong bệnh viện. Chất lượng đào tạo chưa đồng bộ, nhiều cán bộ y tế còn lung túng trong việc sử dụng các thiết bị, kỹ thuật mới.

 Khó khăn điển hình thứ hai là môi trường làm việc chưa thực sự tốt và đầy đủ. Điều kiện tại các phòng hồi sức cấp cứu chưa đạt tiêu chuẩn thế giới vì thiếu các hệ thông y tế và chất lượng nguồn nước chưa được đảm bảo. Ví dụ, trong hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn phải có bồn lavabo để rửa tay tại chỗ, phải được lắp đặt thêm hệ thống thông gió, khử khuẩn chất lượng cao nhưng đa số các phòng bệnh hồi sức ở Việt Nam chưa làm được điều này trừ những bệnh viện tư nhân mới xây dựng như Vinmec hay Việt Pháp.

idsMED Việt Nam: Theo bác sĩ từ nào là phù hợp nhất để nói về nghề của mình?

TS Nguyễn Gia Bình: Nghề nào cũng cao quý và quan trọng, riêng những người đang làm việc trong ngành hồi sức cấp cứu thực sự là những con người tâm huyết với nghề. Phải thực sự tâm huyết thì mới có thể trụ lại với công việc luôn trong tình trạng quá tải, nhất là ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm độc nguy hiểm, cùng với sự bùng nổ của các bện truyền nhiễm. Các y bác sĩ phải tập trung cứu giúp bệnh nhân, nhiều khi phải xử lý các sự cố y khoa, công việc liên quan đến tính mạng con người đòi hỏi chuyên môn sâu, sự tập trung cao độ và tính cẩn thận. Tất cả gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của các y bác sĩ.

Chính sách tiền lương cũng là một vấn đề rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng nhân viên và chất lượng của ngành. Tại Mỹ, khoảng 40% tiền hoá đơn sẽ được dành để chi trả cho bác sĩ và nhân viên điều dưỡng. Trong khi đó ở Việt Nam, ngành y tế chỉ đang tính các chi phí như tiền điện nước, truyền hoá chất, xét nghiệm… Phần lớn các hoá đơn viện phí không bao gồm tiền chăm sóc bệnh nhân. Cán bộ y sĩ bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức cho nghề nhưng những gì họ được nhận lại thì chưa xứng đáng. Tôi khẳng định nếu như họ không có tâm huyết họ đã rời đi từ lâu rồi.

idsMED Việt Nam: Vậy để trụ lại với nghề, ngoài tâm huyết thì đức tính nào là bắt buộc phải có đối với một người làm nghề Hồi sức cấp cứu & Chống độc?

TS Nguyễn Gia Bình: Nghề nào cũng cần có sự chăm chỉ, trung thực. Đặc biệt đối với ngành y, sự cầu tiến, không ngừng học hỏi là yếu tố hết sức quan trọng. Mỗi ngày mình đều phải học, mọi lúc mọi nơi, học ở người bệnh, học ở đồng nghiệp trong lúc trao đổi kinh nghiệm hay hội chẩn, nhất là khi tham gia hội thảo, các diễn đàn y khoa trong và ngoài nước. Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo và tự động hoá đang dần thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, nhưng điều đó sẽ không thể diễn ra trong ngành này, bởi y học không phải là ngành khoa học chính xác. Mặc dù công nghê đã, đang và sẽ đóng góp rất lớn trong việc điêu trị, tuy nhiên bạn có thể đầu tư cả trăm tỉ đồng để có một con robot hỗ trợ phẫu thuật, nhưng nếu nó hỏng hóc thì ai sẽ đứng ra tiếp nhận, vậy nên máy móc không thay thế được bác sĩ. Đồng thời không phải bệnh viện nào cũng có đủ nguồn vốn để đầu tư mua sắm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra ở đây không chỉ là sự liên tục nghiên cứu, người ta còn phải đầu tư sức lực, thời gian và cả kinh phí.

idsMED Việt Nam: Bác sĩ có điều gì muốn nhắn nhủ gì với người cùng ngành?

TS Nguyễn Gia Bình: Đối với các đồng nghiệp mà còn bám trụ được trong ngành, cá nhân tôi rất trân trọng và đánh giá họ rất cao. Cụ Hồ từng nói “Người biết chữ dạy người không biết chữ” vậy nên chúng tôi cố gắng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và luôn tâm niệm và đặt cái đức nghề lên hàng đầu Lương y như từ mẫu. Chúng tôi tổ chức các buổi hội thảo thông tin, tập huấn nhằm nâng cao trình độ, đem lại sự sống cho người bệnh.

 idsMED Việt Nam: Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Save to bookmark
Share

What to read next


Máy Đo Sp02 Nào Được Ưa Thích Trên ...
05 October 2020
Máy Đo Sp02 Nào Được Ưa Thích Trên Toàn Cầu?
Với nhiều tính năng ưu việt, được các nhân viên y tế đánh giá cao, máy đo n...
10 Lý Do Nên Làm Việc Tại idsMED Việ...
02 October 2020
10 Lý Do Nên Làm Việc Tại idsMED Việt Nam
Tại idsMED, chúng tôi không chỉ được làm việc trong một môi trường chuyên nghi...